Customs Seal vs. Carrier Seal
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, việc niêm phong container bằng “seal” là bước không thể thiếu nhằm đảm bảo an toàn và kiểm soát hàng hóa. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ hai loại seal phổ biến: Seal hải quan (Customs Seal) và Seal hãng tàu (Carrier Seal). Mỗi loại có mục đích sử dụng, cơ quan quản lý và thời điểm áp dụng khác nhau.
1. Seal hải quan (Customs Seal)

- Cơ quan niêm phong: Cơ quan Hải quan (nếu có yêu cầu).
- Chức năng: Giám sát hàng hóa chưa được thông quan hoặc đang trong quá trình kiểm tra hải quan.
- Thời điểm gắn: Sau khi cơ quan Hải quan kiểm tra xong, hoặc đối với hàng hóa đi từ kho ngoại quan, ICD hoặc cảng cạn.
- Ghi chú: Số seal hải quan không được thể hiện trên vận đơn (Bill of Lading).
2. Seal hãng tàu (Carrier Seal)

- Đơn vị niêm phong: Hãng tàu, đơn vị vận tải hoặc chủ hàng (shipper).
- Chức năng: Đảm bảo container được niêm phong an toàn trong quá trình vận chuyển từ cảng đi đến cảng đến.
- Thời điểm gắn:
- Sau khi đóng hàng xong tại kho, trước khi đưa container ra khỏi kho để vận chuyển ra cảng;
- Hoặc được gắn tại cảng, tùy theo việc hàng hóa có bị kiểm hóa hay không.
- Ghi chú: Số seal hãng tàu được ghi rõ trong mục “Seal No.” trên vận đơn.
Một số lưu ý quan trọng:
- Không phải lô hàng nào cũng có seal hải quan – chỉ áp dụng khi cơ quan Hải quan yêu cầu giám sát.
- Seal hãng tàu là bắt buộc đối với hàng xuất khẩu nguyên container (FCL).
- Trong một số trường hợp, container có thể đồng thời mang cả hai loại seal, ví dụ: sau khi kiểm hóa, seal hãng tàu bị cắt và được thay bằng seal hải quan.
Việc phân biệt rõ hai loại seal này sẽ giúp doanh nghiệp xử lý chính xác trong quá trình vận chuyển, kiểm hóa và làm thủ tục hải quan.
Bạn đọc quan tâm đến thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành logistics có thể theo dõi fanpage Tiếng Anh Logistics Mỗi Ngày để cập nhật thêm nhiều nội dung hữu ích.